Sau một thời gian dài không sử dụng xe vì lý do bất khả kháng như đi công tác, bận rộn… khiến xe phải lưu kho bãi, nhiều chi tiết trên ô tô có thể bị hư hỏng, làm giảm hiệu quả vận hành và có nguy cơ gây mất an toàn.
Ắc quy
Mặc dù xe không chạy thì ắc quy vẫn có thể hết điện bởi có nhiều chi tiết bên trong xe sẽ làm tiêu hao nhiên liệu của ắc-quy. Khi ắc-quy hết sạch pin thì khả năng chết máy sẽ rất cao, đặc biệt khi để xe thường xuyên dưới trời nắng gắt. Trong trường hợp nếu ắc quy chết hẳn thì chúng ta phải thay bình ắc quy mới.
Lốp xe
Khi lốp không sử dụng lâu ngày sẽ bị thoát hơi một cách tự nhiên và làm giảm áp suất lốp. Sau đó, lốp sẽ bị biến dạng nếu để lưu kho trong thời gian dài. Ngay cả khi bơm lại, lốp xe sẽ không thể tròn đều như trước được nữa. Đây là nguyên nhân dẫn đến hiện tượng nhảy lốp và khiến xe không còn êm ái.
Ngoài ra, nếu xe để lưu kho lâu ngày, đặc biệt để xe ngoài trời thì các chất phụ gia làm mềm, dẻo ở trong cao su sẽ bị biến chất dẫn đến hiện tượng lốp sẽ bị chai cứng và rất dễ bị nứt gãy. Điều này sẽ rất dễ gây nổ lốp khi di chuyển trên đường cao tốc.
Do vậy, tài xế nên thay lốp mới nếu để xe lưu kho từ 2 năm trở lên, vì lốp xe không còn giữ được những đặc tính cần thiết để di chuyển an toàn trên đường.
Chi tiết nhựa, cao su
Các chi tiết này thường ít bị chú ý tới, nhưng cũng rất dễ bị hư hỏng sau một thời gian dài không sử dụng. Tài xế cần kiểm tra các chi tiết như đường ống dẫn nhiên liệu, đường ống điều hòa, đường ống dầu trợ lực… xem có vết rò rỉ, vết nứt hay bị chuột cắn không.
Nếu có cần có phương án thay thế và khắc phục để đảm bảo an toàn trong suốt quá trình di chuyển. Tốt hơn, khi xe để tồn kho lâu ngày, tài xế nên mang xe đến các cơ sở bảo dưỡng để bộ phận kỹ thuật đánh giá mức độ hư hại và bảo dưỡng lại toàn bộ các chi tiết.
Nội thất
Nội thất của xe cũng rất dễ bị hư hỏng, nấm mốc và gây mùi khó chịu nếu xe không được thường xuyên lau chùi, chăm sóc thường xuyên. Hơi nước hay sức nóng làm bong tróc các chi tiết bằng da hoặc nỉ. Đối với nội thất bằng da nên dưỡng hoặc thay mới đối với nội thất bằng nỉ.
Hệ thống phanh
Hệ thống phanh và hệ thống đánh lái là một bộ phận liên quan trực tiếp đến điều khiển và vận hành của xe. Vì vậy, tài xế cần kiểm tra hai chi tiết này để quá trình vận hành luôn mượt mà, trơn tru và đảm bảo an toàn.
Nếu để lâu ngày, hệ thống pít-tông bên trong má phanh có thể bị kẹt, gây hiện tượng bó phanh. Dầu trợ lực trên xe cũng có thể bị cạn hoặc mất tác dụng sau thời gian dài không sử dụng. Do vậy, tài xế phải kiểm tra kỹ các bộ phận này trước khi mang xe sử dụng trở lại.
Dầu nhớt bôi trơn động cơ
Dầu bôi trơn lâu ngày sẽ không được sử dụng sẽ bị mất tác dụng và khả năng bôi trơn sẽ không còn hiệu quả. Cũng theo chuyên gia khuyến cáo, dầu bôi trơn nên được thay thế sau 6 tháng ngay cả khi xe không hoạt động. Nếu dầu bôi trơn không có chất lượng tốt sẽ ảnh hưởng rất lớn đến độ hao mòn của máy.
Nhiên liệu và bơm nhiên liệu
Cả cả xăng hay dầu (diesel) nếu để lâu ngày có thể bị biến chất, dẫn đến quá trình đốt cháy diễn ra không hiệu quả. Nếu xe vẫn khởi động được, bạn nên mang xe đi đến các trung tâm chăm sóc bảo dưỡng để xúc rửa lại bình nhiên liệu.
Nếu không khởi động được máy, bạn nên gọi xe cứu hộ đến trung tâm bảo dưỡng để nhân viên kỹ thuật kiểm tra kỹ hơn. Có thể bạn cũng sẽ phải thay một số bộ phận khác nếu chúng có nguy cơ gây mất an toàn.
Các chuyên gia đưa ra lời khuyên, nếu xe để quá lâu không sử dụng, chúng ta nên rút bớt nhiên liệu trong bình, chỉ để khoảng 10-15 lít. Điều này giúp xe tránh gặp hiện tượng chết bơm nhiên liệu và nguy cơ cháy nổ.
Kẹt séc-măng, hở buồng đốt
Nếu dầu động cơ lâu ngày không được thay thế sẽ bị đóng cặn và làm kẹt séc-măng, khiến séc-măng không thể làm kín pít-tông. Chính vì vậy khiến dầu lọt từ động cơ chui vào buồng đốt, điều này sẽ làm cháy dầu trong quá trình hoạt động. Khi dầu bị cháy sẽ tạo ra khói màu xanh và có mùi khét. Do vậy, một trong những công việc quan trọng nhất khi xe lâu ngày không sử dụng là thay dầu động cơ.
Nguồn tổng hợp