Mercedes-Benz được biết đến là một thương hiệu xe hơi cao cấp chuyên sản xuất đa dạng các dòng xe từ những chiếc Hatchback cỡ nhỏ cho tới những chiếc Saloon sang trọng hàng đầu thế giới. Ngoài ra, thương hiệu này đồng thời cũng có một bộ phận nâng cấp hiệu suất cho các dòng xe của mình là AMG. Tuy nhiên, AMG không chỉ phát triển độc quyền cho thương hiệu Mercedes-Benz, thương hiệu con này còn từng hợp tác với nhiều thương hiệu xe khác nhau trong quá trình phát triển những mẫu xe hiệu năng cao của họ.
AMG được thành lập mởi một bộ đôi cựu kỹ sư Mercedes-Benz với tư cách là một công ty sản xuất động cơ xe đua độc lập nhưng cuối cùng đã được DaimlerChrysler AG mua lại. Giờ đây, AMG hoạt động trên tất cả các khía cạnh liên quan đến hiệu suất của Mercedes-Benz nhưng chủ yếu nổi tiếng với triết lý “One man, one Engine” trong việc xây dựng bộ máy mạnh nhất của hãng. Vì những động cơ này được chế tạo thủ công bởi một người và Mercedes tuyên bố rằng chỉ có khoảng 50 nhà chế tạo động cơ cùng một lúc nên chính vì thế mà ngay cả việc lắp ráp những động cơ dành riêng cho Mercedes-Benz thôi đã là một việc khó khăn bởi số lượng dựa trên nhu cầu quá lớn. Chính vì thế mà việc thấy những mẫu xe khác thương hiệu Mercedes-Benz được trang bị động cơ AMG là một điều đặc biệt và cũng không có quá nhiều những chiếc xe mang trên mình “trái tim”mạnh mẽ này.
Mitsubishi AMG Galant đời 1989
Có lẽ đây là một phiên bản mà không nhiều người biết đến và hơn hết, đây chính là một chiếc xe Nhật được nâng cấp bởi thương hiệu AMG. Mitsubishi Galant VR-4 là một huyền thoại của những người đam mê xe hơi. Đây là phiên bản hiệu năng cao của dòng xe này và hơn hết chính là tiền đề cho sự ra đời của Mitsubishi Lancer Evolution mang tính biểu tượng về sau này.
Tuy nhiên, trước khi Mercedes mua lại hoàn toàn AMG, thương hiệu này đã từng tạo ra một chiếc Gallant gắn mác AMG cho thị trường Nhật Bản. AMG đã sử dụng động cơ 4 xi-lanh Gallant 2.0 lít và tinh chỉnh, cải tiến lại để khối động cơ này có vòng tua lên đến 8.000 vòng/phút và mang lại công suất 170 mã lực. Cho dù con số này thấp hơn 170 mã lực so với phiên bản hiệu năng cao VR-4 của chính Mitsubishi nhưng AMG đã tăng được sức mạnh này cho xe và không cần đến bộ tăng áp bổ sung. Bởi lẽ ở thời điểm bấy giờ, động cơ tăng áp được biết đến với độ trễ quá mức, chiếc Mitsubishi Gallant do AMG nâng cấp được đánh giá là có thể đạt tốc độ cao nhưng vẫn dễ lái trên đường phố.
Chrysler Crossfire SRT-6 đời 2005
Chrysler Crossfire chính là một sản phẩm được ra đời ngay sau thời điểm thương hiệu Daimler và Chrysler được hợp nhất. Thực chất, nền tảng của chiếc Chrysler Crossfire SRT-6 này chính là chiếc xe mui trần Mercedes-Benz SLK thế hệ đầu tiên. Cho dù đây là một chiếc xe thể thao Mỹ theo dòng Street & Racing Technology (SRT) nhưng SRT-6 không được trang bị động cơ của Mỹ. Phiên bản này được trang bị động cơ siêu nạp 3.2 lít do AMG phát triển và ban đầu được làm thủ công cho SLK32 AMG và C32 AMG. Crossfire SRT-6 có khả năng sản sinh công suất 330 mã lực và mô-men xoắn 420 Nm. Chính từ đây đã biến Crossfire SRT-6 trở thành một chiếc xe thú vị để có thể trải nghiệm.
Pagani Zonda
Tất cả các mẫu Pagani Zonda đều được trang bị động cơ V12 thế hệ Mercedes-Benz M120. Đối với Zonda C12 nguyên bản, xe được sử dụng động cơ phiên bản có dung tích 6.0 lít, công suất 395 mã lực. Mẫu C12-S sau này được trang bị động cơ có dung tích lên tới 7.0 lít được AMG tinh chỉnh lên 542 mã lực, trong khi Zonda S 7.3 sử dụng động cơ 7.3 lít mới do Mercedes AMG phát triển để có khả năng tạo ra sức mạnh 547 mã lực. Đối với hai phiên bản Zonda R và Zonda Revolucion, Pagani đã quay trở lại sử dụng các phiên bản động cơ 6.0 lít. Chiếc Zonda mạnh mẽ nhất HP Barchetta lại được thương hiệu lựa chọn sử dụng động cơ 7.3 lít được tăng cường để tạo ra công suất cực khủng 789 mã lực. Chính động cơ AMG này đã làm nên danh tiếng cũng như sức mạnh đáng gờm của thương hiệu siêu xe Ý.
Pagani Huayra
Sau nhiều thành công đạt được khi hợp tác với AMG, thương hiệu Pagani tiếp tục bắt tay cùng AMG để chế tạo động cơ cho “thần gió” Pagani Huayra – Một trong những mẫu Hypercar đầu bảng trên thế giới ở thời điểm hiện tại. AMG đã phát triển cho Huayra động cơ V12 tăng áp kép M158. Đây chính là loại động cơ hút bùn khô 60 độ, công suất 720 mã lực và được sử dụng các turbo nhỏ hơn để giảm độ trễ và tăng độ nhạy. AMG sau đó đã cải tiến động cơ cho mẫu Huayra Roadster, sau đó vẫn tiếp tục chế tạo động cơ cho phiên bản hiệu năng cao Huayra BC. Ở BC Coupe, động cơ M158 tạo ra công suất 745 mã lực, trong khi BC Roadster được phát triển sau này có khả năng sản sinh công suất 789 mã lực. Biến thể mạnh mẽ nhất của dòng Huayra chính là Huayra Imola với công suất đầu ra ấn tượng 827 mã lực.
Aston Martin Vantage
Aston Martin hiện vẫn đang sử dụng động cơ tăng áp kép V8 4.0 lít M177 của AMG cho DB11 V8 và DB11 Volante, sau đó thương hiệu cũng đồng thời sử dụng động cơ này cho dòng V8 Vantage thế hệ hiện tại. Động cơ này có khả năng tạo ra công suất 503 mã lực và mô-men xoắn 685 Nm và là mẫu xe duy nhất hiện tại có thể sử dụng động cơ Mercedes-AMG V8 với hộp số sàn. Nếu xe được trang bị hộp số tự động ZF 8 cấp, xe sẽ tăng tốc từ 0-100 km/h chỉ trong 3,6 giây. Chiếc xe đua Aston Martin Vantage GTE được chế tạo để tranh tài trong giải đua FIA cũng sử dụng động cơ M177.
Aston Martin DBX
Chiếc SUV đầu tiên đến từ thương hiệu xe hơi Anh Quốc Aston Martin cũng được lựa chọn sử dụng động cơ tăng áp kép V8 M177 nhưng đã được tinh chỉnh nhằm phù hợp hơn cho một chiếc SUV. Động cơ trên chiếc xe này có khả năng sản sinh công suất 550 mã lực và mô-men xoắn cực đại 700Nm. Khối động cơ V8 mạnh mẽ có thể tăng tốc nhanh chóng từ 0 lên 100km/h mà chỉ cần đến 4,5 giây. Xe có tốc độ tối đa là 291 km/h. DBX được thương hiệu trang bị hộp số tự động chín cấp.