Từ lâu nay, khối động cơ W16 đã là thứ quen thuộc luôn gắn liền với “Ông hoàng tốc độ” Bugatti. Động cơ W16 hiện đang cung cấp sức mạnh cho Bugatti Chiron ngày nay đã sắp bước sang sinh nhật lần thứ 20. Sự kỳ công về mặt kỹ thuật đã đặt ra một tiêu chuẩn mới cho mẫu xe hiệu năng cao khi Veyron xuất hiện vào năm 2005 và chiếc xe đã trải qua những sửa đổi cũng như các nâng cấp chỉ nhằm tăng sức mạnh và sự thống trị của chiếc xe qua nhiều năm.
Quá trình phát triển khối động cơ W16 của Bugatti bắt đầu với một bản vẽ vào năm 1997. Chủ tịch Hội đồng quản trị của VW Group vào thời điểm đó, Ferdinand Karl Piëch lần đầu tiên hình dung ra động cơ 18 xi-lanh mà cuối cùng sẽ trở thành khối động cơ với bốn bộ tăng áp 16 xi-lanh, dung tích 8.0 lít mà chúng ta biết ngày nay. Động cơ đã trải qua thử nghiệm đầu tiên vào năm 2001 với khả năng sản sinh công suất 987 mã lực. Sức mạnh cực khủng của động cơ đã yêu cầu Bugatti phát triển các cách mới để kiểm tra động cơ, bao gồm cả băng thử động cơ để có thể đảm bảo chất lượng trước khi xuất xưởng.
Theo Giám đốc Phát triển Động cơ của VW, Karl-Heinz Neumann cho biết ở thời điểm bấy giờ vẫn không có tài liệu hoặc dữ liệu thực nghiệm nào cho những chiếc xe có thể chạy nhanh hơn 350 km/h với động cơ thương mại với hơn hơn 12 xi lanh. Một trở ngại lớn trong quá trình phát triển của ô tô là đảm bảo khối động cơ này phải có khả năng truyền lực xuống mặt đường, tối ưu hóa khả năng vận hành của xe.
Bugatti Veyron và động cơ W16 được ra mắt chính thức vào năm 2005, các kỹ sư của Bugatti đã mất 4 năm để trau dồi độ êm ái và độ tin cậy của động cơ vốn đòi hỏi nhiều cải tiến kỹ thuật hơn. Thiết kế của khối động cơ W16 làm những rủi ro về hỏa hoạn tăng lên, chính vì vậy mà Bugatti đã phát triển Bugatti Ion Current Sensing. Hệ thống này được thiết kế để theo dõi dòng điện ion của từng bugi và hệ thống có thể vô hiệu hóa xi lanh, làm chậm thời gian hoặc giảm áp suất tăng áp nếu phát hiện thấy tiếng gõ hoặc đánh lửa sai.
Bugatti đã nâng cấp động cơ W16 cho phiên bản sản xuất vào năm 2010, bổ sung bộ tăng áp lớn hơn và nâng cấp các tính năng khác, giúp tăng công suất của khối động cơ này lên 1.183 mã lực. Tuy nhiên, khối động cơ sẽ nhận được sự gia tăng ấn tượng về mặt hiệu năng với sự ra đời của Chiron. Sau đó, thương hiệu đã phát triển khối động cơ W16 mới cho công suất 1.479 mã lực và khối động cơ tăng áp này cũng có tính năng tăng áp tuần tự mới.
Ngày nay, khối động cơ W16 trên những mẫu Chiron tối tân như Chiron Super Sport và Centodieci có thể tạo ra công suất 1.578 mã lực. Khối động cơ này cần tới hai người mất sáu ngày để chế tạo chiếc W16 với tổng cộng 3.712 bộ phận riêng lẻ. Sau khi hoàn thành, động cơ sẽ rời nhà máy động cơ VW Salzgitter đến Molsheim, nơi các kỹ sư sẽ tiến hành các công đoạn lắp ráp với hộp số và bắt đầu các quy trình lắp ráp cuối cùng của chiếc xe.
Tham khảo: Bugatti