Trang chủ » Nhìn lại lịch sử 40 năm của túi khí và dây an toàn trên xe Mercedes-Benz

Chia sẻ bài đăng này

Thị Trường Xe

Nhìn lại lịch sử 40 năm của túi khí và dây an toàn trên xe Mercedes-Benz

Cách đây gần 40 năm, vào năm 1980, Mercedes-Benz đã lần đầu mang đến cho thế giới công nghệ về sau sẽ đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong việc bảo vệ tính mạng người ngồi trên xe. Đó chính là túi khí và dây an toàn có chức năng tự động căng đai.


Nhìn lại lịch sử 40 năm của túi khí và dây an toàn trên xe Mercedes-Benz

Khi đó, những chiếc xe đầu tiên có được các công nghệ này là những chiếc Mercedes-Benz S-Class (W126). Ban đầu, chỉ có khoảng 100 chiếc được trang bị túi khí, xuất xưởng trong khoảng thời gian hai tháng đầu năm 1981. Trong khi đó, công nghệ dây an toàn căng tự động được ra mắt tại Triển lãm Ô tô Quốc tế Amsterdam, năm 1981. Sau đó không lâu, hai tùy chọn này có mặt trên S-Class và SEC Coupe dưới dạng tùy chọn, giá bán khi đó là 1.525 Mác Đức.


20C0631_012.jpg

Một năm sau, cả hai tùy chọn mang tính cách mạng này được cung cấp cho tất cả những mẫu xe của hãng bán ra, tất nhiên chúng vẫn là tùy chọn. Mãi đến năm 1992, Mercedes-Benz mới trang bị tiêu chuẩn túi khí cho xe, hai năm sau đó là túi khí cho hành khách ngồi bên. Từ đó đến nay, nhiều vị trí khác trong xe cũng được trang bị thêm túi khí, mang đến sự an toàn tối đa cho hành khách.


20C0631_008.jpg

Bên cạnh túi khí, hệ thống dây an toàn với chức năng tự động căng đai cũng được giới thiệu trong thời gian đó. Tuy nhiên, ngay năm 1984, công nghệ này đã trở thành tiêu chuẩn trên xe trước khi ghế phụ có được chúng vào cuối thập kỷ đó. Hệ thống này sử dụng chung cảm biến với túi khí, sử dụng thuốc nổ để thắt chặt đai an toàn trong phút chốc. Điều này loại bỏ độ chùng giữa người và dây an toàn, đồng thời, giữ chặt người lái, hành khách với ghế ngồi của họ.

Sau đó, hệ thống này tiếp tục được phát triển với công nghệ giới hạn lực căng. Năm 2002, các kỹ sư thay thế hệ thống căng đai bằng thuốc nổ bằng hệ thống căng đai điện tử khi ra mắt hệ thống bảo vệ hành khách PRE-SAFE. So với loại dùng thuốc nổ, hệ thống sử dụng điện có thể dùng lại liên tục, không bị lỏng hoặc hư khi tai nạn không xảy ra.


20C0631_005.jpg

Những ý tưởng ban đầu của túi khí chỉ được đưa ra dưới dạng sáng chế giải trí, không có mục đích cụ thể của Walter Linderer. Ông bắt đầu phát triển công nghệ này vào những năm 1950 và nộp bằng sáng chế vào năm 1951. Ban đầu, khí nén giúp thổi phồng túi khí không thích hợp để trang bị trên xe khi chúng tốn quá nhiều thời gian để thoát ra, cùng với đó, vật liệu vừa đàn hồi, vừa khó rách cũng không có mặt rộng rãi trên thị trường. Điều này khiến cho việc trang bị túi khí trên những chiếc Mercedes-Benz bị trì hoãn đến 15 năm sau so với dự kiến. Để mang công nghệ này đến với thế giới, công ty đã thực hiện hơn 250 thử nghiệm va chạm, 2.500 thử nghiệm phanh khẩn cấp và hàng ngàn thử nghiệm cho các bộ phận riêng lẻ.


20C0631_019.jpg

Nhờ vào việc trang bị thêm túi khí dưới dạng tiêu chuẩn cho tất cả các mẫu xe của mình, Mercedes-Benz đã giúp giảm được rất nhiều các trường hợp chấn thương nặng cũng như tử vong khi tai nạn xảy ra. Cụ thể, theo Phòng thống kê Liên bang Đức, vào năm 1980, trước khi Mercedes-Benz tung ra hai trang bị này, 15.50 người chết mỗi năm do tai nạn và 6.915 trong số đó là do xe hơi. Đến năm 2000, con số này giảm còn 7.503 người và 4.396 người. Vào năm ngoái, chỉ có 3.046 người chết do tai nạn giao thông khắp nước Đức và chỉ 1.346 trong số đó bị trên xe hơi. Một con số khác ấn tượng hơn đó là tỉ lệ chết trên 10.000 phương tiện. Ở năm 1980, con số đó là 4,5 trong khi đến năm 2000, nó giảm xuống 1,4 trước khi còn chỉ 0,5 như hiện tại.


tui-khi-rem-cua.jpg

Không chỉ dừng lại ở hai túi khí phía trước, Mercedes-Benz tiếp tục mang túi khí đến những vị trí khác. Cụ thể, vào năm 1995, hãng ra mắt túi khí hông đầu tiên cho E 210 trong khi túi khí rèm cửa lần đầu được giới thiệu vào năm 1998. Túi khí bảo vệ đầu và ngực bên hông giới thiệu vào năm 2001, túi khí đầu gối ra mắt 2009, túi khí bụng ra mắt năm 2013. Sau đó, hãng cũng giới thiệu thêm công nghệ túi khí thích ứng với hai mức bơm khí khác nhau, sử dụng tùy vào mức độ nghiêm trọng của tai nạn.


20C0631_021.jpg

Trên S-Class thế hệ mới nhất (W223), hãng xe hơi lâu đời đến từ Đức lần đầu giới thiệu đến thế giới túi khí trước dành cho người ngồi sau. Hệ thống này được kích hoạt giống với hai túi khí đặt trước, nổ ra từ lưng ghế trước và các túi khi bơm đầu sẽ có cấu trúc dạng ống. Khi xảy ra va chạm, bộ túi khí này sẽ giảm lực tác động lên đầu và cổ người ngồi sau, trong khi dây an toàn cố định họ.

Nguồn Mercedes-Benz

Chia sẻ bài đăng này

Đăng bình luận