Với các xe phổ thông hay xe sang thì không phải chiếc xe nào cũng có thể đạt được vận tốc tối đa ghi trên đồng hồ đo tốc độ.
Nếu để ý sẽ thấy rất nhiều xe có tốc độ tối đa thường là trên 200 km/h (hoặc 140-160 mp/h) và sẽ tăng dần lên 240-280 km/h hoặc 300 km/h trở lên đối với các dòng xe đắt tiền hoặc động cơ mạnh hơn. Trong khi đó ở những xe hiệu năng cao như Bugatti Chiron có tốc độ tối đã trên đồng hồ là 300 mh/h, tuy nhiên không phải ai cũng có thể sở hữu chiếc xe này.
Theo cựu giám đốc điều hành Nissan Larry Dominique, “80% ô tô trên đường không được thiết kế để và sẽ không chạy quá 110 mp/h”, bất kể vận tốc tối đa của đồng hồ hiển thị như thế nào. Hơn nữa, lốp xe thường không thể chịu đựng được lâu khi bị đẩy với tốc độ 130 mp/h.
Vậy tại sao đồng hồ tốc độ của chiếc xe sedan hoặc xe bán tải lại tự hào về tốc độ cao mà nó không thể đạt được, đồng thời không phản ánh đúng khả năng thực sự của xe?
Đồng hồ tốc độ được chế tạo cho nhiều loại xe
Về mặt logic, các nhà sản xuất ô tô không thể tạo ra một thước đo mới cho mỗi chiếc xe ô tô. Với cái giá phải trả của việc làm như vậy, họ cũng sẽ không muốn. Vì vậy, trong nỗ lực đơn giản hóa quá trình sản xuất đồng hồ đo tốc độ, nhiều người sẽ sử dụng đồng hồ đo cho các phương tiện hiệu suất trung bình của họ dựa trên tốc độ tối đa của các mẫu xe cao cấp hơn của họ.
Có thể nói đây là thông lệ theo nhu cầu bán hàng của các nhà sản xuất trên toàn cầu vì mỗi nước có tốc độ giới hạn khác nhau. Riêng với một số thị trường đặc thù, ô tô có thể di chuyển trên những con đường không giới hạn tốc độ – điển hình tại Đức có Autobahn thì nếu hiệu suất của xe mạnh, có thể đạt một số cột mốc trên bảng tốc độ hoặc thậm chí là "kịch kim".
Vận tốc tối đa cao hơn giúp chiếc xe mạnh mẽ hoặc thể thao hơn
Thẳng thắn mà nói, các hãng đều có thể ấn định vận tốc tối đa trên mỗi dòng xe của mình khi sản xuất, nhưng điều này là không cần thiết. Cái mà các hãng đang hướng đến là sự thu hút về tốc độ "mơ ước" của chiếc xe.
Theo Giám đốc phát triển kinh doanh Yazaki Bắc Mỹ – đơn vị cung cấp đồng hồ đo tốc độ cho các công ty ô tô – ông Fawaz Baltaji từng chia sẻ rằng "mọi người thực sự muốn thấy những con số cao hơn ở phía sau vô-lăng, nó là dấu hiệu cho thấy chiếc xe có động cơ mạnh mẽ và cũng cách thức tiếp thị tốt hơn".
Điều này hoàn toàn hợp lý, chúng ta tạm quên ô tô, mà nghĩ đến chiếc xe máy cho dễ hình dung. Như các bạn đã thấy, trên thị trường xe máy dù có công suất chỉ 50cc dành cho học sinh, nhưng tốc độ tối đa trên đồng hồ cũng thể hiện 120-130 km/h. Điều này cho cảm giác chiếc xe trở nên mạnh mẽ hơn.
Hoặc ngược lại là chiếc Honda Cub 81 huyền thoại "kim vàng giọt lệ" có động cơ 70cc vẫn có đạt tốc độ 70-75 km/h tùy thuộc vào hiệu suất động cơ và độ dài tuyến đường. Tuy nhiên nhà sản xuất chỉ để tốc độ tối đa 60 km/h và nếu vượt qua tốc độ này, đèn sẽ sáng.
Mục đích của việc thực hiện này hướng đến cảnh cáo tốc độ và mặt khác, hướng người dùng chạy dưới 60 km/h để tăng khả năng tiết kiệm nhiên liệu và giúp động cơ bền bỉ hơn.
Vạch đỏ tại số 55 là giới hạn tốc độ của những chiếc xe sản xuất thập niên 70
Trở lại với ô tô, các cơ quan quản lý trong nhiều năm qua đã cố gắng thiết kế lại đồng hồ đo tốc độ, nhưng không mang lại kết quả mong muốn. Trước đó, năm 1974, Tổng thống Nixon đã tạo ra giới hạn tốc độ quốc gia là 55 mp/h (tương đương 88,5 km/h), điều này sẽ nhận thấy những dấu vạch đỏ ở số 55 mh/h trên những mẫu xe sản xuất thập niên 70 tại Mỹ.
Đến năm 1979, người đứng đầu Cục An toàn Đường cao tốc Quốc gia đã ban hành quy định cấm các hãng xe vượt quá tốc độ 85 mp/h (tương dương 136,8 km/h). Sau 2 năm thì tổng thống Reagan đã lật ngược quy tắc này, và các nhà sản xuất nhanh chóng quay trở lại với tốc độ tối đa 120 km/h.
Vận tốc tối đa cao hơn hiệu suất của xe giúp lái xe an toàn hơn
Theo Stewart Reed, chủ nhiệm Khoa Thiết kế Giao thông tại ArtCenter College of Design, dường như có một lợi ích tâm lý khi sử dụng đồng hồ tốc độ vượt xa thói quen lái xe bình thường của hầu hết các tài xế.
Nếu đồng hồ đo đứng đầu ở tốc độ 80 mp/h (tương đương 128 km/h), việc lái xe trên đường cao tốc sẽ đẩy kim đến tận mép, điều này có thể gây ra một số lo ngại. Nhưng tốc độ tối đa mức 140 mp/h (tương đương 220 km/h), thì vị trí kim báo tốc độ sẽ là đường thẳng dọc.
Điều này giúp người lái duy trì tốc độ ở mức 1/3 đến 1/2 khung tốc độ hiển thị, hạn chế khả năng ép xe đạt tốc độ tối đa liên tục và giúp an toàn hơn. Tất nhiên, nếu những con số trên đồng hồ hiển thị quá lớn đến mức người lái xe bắt đầu tin rằng họ có thể xử lý tốc độ cao, họ có thể lái xe liều lĩnh hơn.
Cảm giác chinh phục đồng hồ
Nếu là người đam mê tốc độ thì việc cố gắng tăng ga hết cỡ để chiếc xe vượt quá mốc vận tốc tối đa là điều rất thú vị, đó là cảm giác giác của việc chinh phục tốc độ của nhà sản xuất. Có thể, các hãng xe đã cố tình tăng nâng vận tốc tối đa trên bảng đồng hồ để các chủ xe có thể thõa mãn tinh thần "em yêu khoa học" và gia tăng sức mạnh động cơ, giảm trọng lượng xe nhằm tối ưu hiệu suất cao nhất có thể để dễ dàng vượt mốc "red line".
Đam mê tốc độ cũng là thú chơi nhưng không mấy an toàn, vậy nên hãy lựa chọn tốc độ phù hợp nhất để lưu thông. Cái hay của anh hùng không phải là sự thể hiện mà là đứa sống lâu hơn, đừng cố quá kẻo quá cố thì không còn gì là vui vẻ!
Xem thêm:
>Đồng hồ tốc độ trên xe liệu có chính xác?
>Tìm hiểu về đồng hồ đo vòng tua máy RPM trên xe hơi
>Kỹ năng lái xe an toàn: Làm quen với khả năng tăng tốc nhưng chỉ sử dụng sức mạnh động cơ khi cần thiết