“Soi” chi tiết pháo đài di động Mercedes-Benz S 680 Guard 4MATIC

0

S 680 Guard (4).JPG

Mercedes-Benz S 680 Guard 4MATIC không chỉ được biết đến là mẫu xe sang trọng cao cấp nhất giúp bảo vệ cho những nguyên thủ quốc gia, người nổi tiếng hay doanh nhân mà thương hiệu từng chế tạo. Mẫu xe hiện được biết đến là một trong những mẫu xe dân dụng an toàn hàng đầu trên thế giới với mức đô bảo vệ cao nhất và từng vượt qua hàng loạt bài kiểm tra chất lượng khắt khe, đạt được nhiều chứng chỉ trước khi chính thức được mở bán ra thị trường.


S 680 Guard (6).JPG

Mẫu xe từng trải qua và có thể đáp ứng mức thử nghiệm đạn đạo cao nhất dành cho xe dân dụng và hơn thế nữa là đặc biệt có khả năng chống thuốc nổ. Mẫu xe đã được cấp chứng nhận của Beschussamt Ulm (cơ quan thử nghiệm tên lửa đạn đạo). Thử nghiệm này đã được thực hiện bằng cách sử dụng các hình nộm mô phỏng cơ thể người cực giống với các cấu trúc giống như xương và mô mềm.


S 680 Guard (11).JPG

Mercedes-Benz đã chế tạo những mẫu xe đặc biệt kể từ năm 1928 cho tới hơn 90 năm đến tận ngày nay. Chiếc xe được trang bị hệ thống bảo vệ tích hợp (iSS) cấp độ cao hơn so với các phiên bản tiền nhiệm. Dòng S-Class Guard mới này được chế tạo với các vật liệu bảo vệ cần thiết đã được tích hợp vào cấu trúc thân vỏ tiêu chuẩn trên các mẫu xe. Ngoài ra, thương hiệu đã phát triển cho xe một lớp vỏ bảo vệ cao cấp đem lại sự an toàn tối tân. Lớp vỏ nhôm ngoài cùng của xe là nơi tạo hình cho thiết kế bên ngoài của xe. Ngoài hệ thống điều khiển các trang bị vũ khí, iSS còn bao gồm các tính năng như điều chỉnh hệ thống treo, động cơ và hộp số để đảm bảo khả năng xử lý của xe tốt nhất có thể.


S 680 Guard (14).JPG

Xe được trang bị phần kính thủy tinh nhiều lớp đáp ứng các yêu cầu theo tiêu chuẩn bảo vệ VR10. Các bề mặt bên trong của kính được phủ một lớp polycarbonate để bảo vệ người ngồi trong xe khỏi các mảnh vỡ. Mặc dù xe có nhiều lớp kính nhưng vẫn đảm bảo được tầm nhìn thông thoáng cho người ngồi trong xe khi nhìn ra bên ngoài. Phiên bản này vẫn được cung cấp tới hơn 80 tùy chọn tùy chỉnh có sẵn cho S-Class, từ hệ thống đèn chiếu sáng nội thất và màn hình giải trí có công nghệ OLED công nghệ cho ghế sau cùng túi khí hàng sau. Tuy nhiên, một số tùy chọn cho phiên bản Guard sẽ bị loại bỏ, điển hình như cửa sổ trời vì mục đích an toàn.


S 680 Guard (10).JPG

Đội ngũ kỹ sư lành nghề từ Mercedes-Benz đã cải tiến toàn bộ thân xe để mang lại khả năng chống chịu cao hơn so với mẫu Guard thế hệ tiền nhiệm. Phiên bản này được trang bị cửa kính có độ dày lên tới 4 cm và xe được lắp đặt bộ lốp Michelin PAX Run-Flat và có thể chạy thêm khoảng 30 km sau khi bị đâm thủng. Bên cạnh đó, S 680 Guard cũng được trang bị tính năng cửa sổ có thể kéo bằng tay phòng trường hợp khẩn cấp khi hệ thống điện của xe bị hư hỏng sau những cuộc tấn công. Mercedes cũng đã phải hiệu chỉnh lại hộp số và hệ thống lái để xử lý tốt hơn bởi khối lượng tổng thể của xe đã tăng lên đáng kể khi trang bị các tính năng an toàn mới. Mercedes-Benz S 680 Guard mới có khối lượng tổng thể lên tới 4,2 tấn, nặng gấp đôi so với một chiếc Mercedes-Benz S 580 thông thường.


S 680 Guard (9).JPG

Cuộc thử nghiệm trên chiếc S 680 được thực hiện bởi Beschussamt Ulm, cơ quan thử nghiệm và chứng nhận duy nhất về vũ khí, đạn dược và công nghệ an toàn ở bang Baden-Württemberg của Đức và là một trong những viện nghiên cứu và thử nghiệm hàng đầu. Mẫu xe đã đạt tiêu chuẩn chống đạn VR10 theo tiêu chuẩn VPAM BRV phiên bản số ba. Trong thử nghiệm này, thân xe và cửa sổ của xe phải chịu được hỏa lực từ súng trường tấn công sử dụng đạn xuyên giáp. S 680 Guard 4MATIC cũng đáp ứng được các yêu cầu của Văn phòng Cảnh sát Hình sự Liên bang Đức (BKA).


S 680 Guard (13).JPG

Chiếc xe được gia cố để chống lại các cuộc tấn công bằng vụ nổ được ghi lại bằng cách tuân thủ phiên bản mới nhất của tiêu chuẩn VPAM ERV (Chống chất nổ). S 680 Guard 4MATIC không chỉ là chiếc xe đầu tiên hoàn thành các bài kiểm tra theo tiêu chuẩn hiện tại mà chiếc xe còn đạt điểm cao nhất trong cả ba bài kiểm tra.


S 680 Guard (2).JPG

Mẫu xe an toàn bậc nhất này được trang bị động cơ V12 dung tích 6.0 lít tăng áp kép với mức công suất đầu ra lên tới 604 mã lực, mức mô-men xoắn 830 Nm. Thông số này kém khoảng 70 Nm so với phiên bản Mercedes-Maybach S 680 và mức công suất đầu ra của hai mẫu xe tương đăng nhau. Thương hiệu cũng cài đặt một bộ giới hạn tốc độ điện tử của xe ở mức 190 km/h.


S 680 Guard (1).JPG

Khách hàng có thể lựa chọn tùy chọn cấu hình bốn chỗ ngồi hoặc năm chỗ ngồi tùy theo mục đích sử dụng. Ngoài ra, chiếc xe cũng có thể được trang bị bình oxy tích hợp ngay trong khoang nội thất nhằm đề phòng những cuộc tấn công nghiêm trọng. Xe được trang bị hệ thống chữa cháy với chức năng tự động kích hoạt và hệ thống cấp không khí khẩn cấp giúp bảo vệ người ngồi trong xe khỏi khói hoặc khí gây kích ứng xâm nhập và cung cấp không khí cho họ. Thương hiệu còn trang bị các tùy chọn đặc biệt dành cho Guard bao gồm nhiều loại thiết bị dành cho cơ quan chức năng chẳng hạn như còi báo động, đèn nhấp nháy và radio cũng như hệ thống báo động.


S 680 Guard (17).JPG

Ở phần bảng điều khiển phía trước của xe, Mercedes-Benz đã trang bị thêm loạt nút bấm đa năng bao gồm nút điều chỉnh hệ thống đèn cảnh báo, nút phát thanh cũng như là các nút chức năng cảnh báo và phát đi tín hiệu trong trường hợp khẩn cấp. Theo một số nguồn thông tin, giá khởi điểm cho một chiếc Mercedes-Benz S 680 Guard là khoảng 547.400 Euro (Tương đương 650.000 Đô). Theo Mercedes-Benz, để hoàn thiện một chiếc xe thuộc phiên bản này cần tới 51 ngày để đảm bảo lắp đặt cũng như thử nghiệm đầy đủ từng chi tiết nhỏ nhất trước khi bàn giao tới tay khách hàng.


S 680 Guard (19).JPG


S 680 Guard (15).JPG


S 680 Guard (16).JPG


S 680 Guard (18).JPG


S 680 Guard (20).JPG

S 680 Guard (21).JPG


S 680 Guard (22).JPG


S 680 Guard (3).JPG


S 680 Guard (8).JPG


S 680 Guard (5).JPG

Tham khảo: Daimler

Minh Huy
Author: Minh Huy

Bài trướcBentley “hồi sinh” loạt tùy chọn màu sắc thân xe huyền thoại trong quá khứ cho các mẫu xe hiện đại
Bài tiếp theoBMW 2 Series Active Tourer: Xe gia đình với thiết kế nhỏ gọn, khoang nội thất hiện đại “nhìn là mê”