Sự khác biệt của hệ thống vectơ mô-men xoắn ở các kiểu dẫn động khác nhau

0

Torque-vectoring (2).jpg

Hệ thống phân bổ mô-men xoắn theo vectơ (vectơ mô-men xoắn) không chỉ được thiết kế khác nhau thông qua yếu tố vận hành. Trên các mẫu xe được trang bị một cầu chủ động, tất cả các bánh xe chủ động hay dẫn động lai điện, hệ thống vectơ mô-men xoắn cũng phải được thiết kế khác biệt để phù hợp với hệ dẫn động của xe. Điều này giúp tối ưu khả năng vận hành của hệ thống cũng như giảm trọng lượng dư thừa đến từ các chi tiết không cần thiết.

Dẫn động cầu trước/cầu sau (một cầu chủ động)


Torque-vectoring (4).jpg

Bộ vi sai vectơ mô-men xoắn trên xe dẫn động cầu trước hoặc cầu sau là những loại ít phức tạp nhất tuy nhiên chúng vẫn có những ưu điểm tương tự như loại sử dụng trên xe hai cầu. Bộ vi sai loại này chỉ thay đổi mô-men xoắn giữa hai bánh xe và hệ thống giám sát điện tử chỉ giám sát hai bánh xe dẫn động, dẫn đến cấu trúc ít chi tiết và ít rắc rối hơn.

Bộ vi sai vectơ mô-men xoắn cho xe cầu trước luôn phải giám sát góc quay và lái của các bánh xe bởi vì khi các yếu tố này thay đổi, các lực khác nhau sẽ tác động lên các bánh xe. Nó có nhiệm vụ theo dõi các lực này và điểm chỉnh sự phân bổ mô-men sao cho phù hợp. Khi một bánh xe bắt đầu bị trượt, bộ vi sai sẽ giảm mô-men xoắn đến bánh xe đó, giúp hạn chế trượt. Bộ vi sai cũng làm tăng mô-men xoắn sang bánh đối diện, giúp cân bằng công suất đầu ra và giữ cho xe ổn định. Điều này tương tự với vi sai vectơ mô-men xoắn của xe sử dụng cầu sau.

Dẫn động tất cả các bánh xe


Torque-vectoring (3).jpg

Vi sai vectơ mô-men xoắn trên xe dẫn động tất cả các bánh xe chủ yếu thay đổi mô-men xoắn giữa cầu trước và cầu sau. Điều này có nghĩa là, trong điều kiện lái xe bình thường, bánh trước nhận một phần mô-men xoắn của động cơ và bánh sau nhận phần còn lại. Nếu cần, bộ vi sai có thể truyền thêm mô-men xoắn giữa bánh trước và bánh sau để cải thiện hiệu suất của xe.

Với các bộ vi sai vectơ mô-men xoắn tiên tiến hơn, chúng được thiết kế dựa trên sự truyền mô-men xoắn cơ bản giữa bánh trước và bánh sau và bổ sung khả năng truyền mô-men xoắn giữa các bánh xe riêng lẻ. Điều này cung cấp một phương pháp hiệu quả hơn để cải thiện các đặc tính xử lý.

Hầu hết khi nói về vectơ mô-men xoắn đều liên quan đến hệ dẫn động tất cả các bánh vì chúng thường được thiết kế thiết kế để cải thiện độ ổn định và độ bám đường. Do đó, vectơ mô-men xoắn rất quan trọng để đảm bảo rằng không có mô-men xoắn nào từ động cơ bị lãng phí và đi đến một bánh xe không cần đến nó. Để tiết kiệm nhiên liệu, hầu hết những mẫu xe sử dụng hệ thống dẫn động tất cả các bánh xe bán thời gian thường hoạt động ở chế độ một cầu và sẽ kích hoạt hai cầu khi phát hiện thấy hiện tượng trượt hoặc nếu cần thêm độ bám đường.

Tuy nhiên, có nhiều hệ thống vectơ mô-men xoắn tiên tiến hơn như những loại được Mitsubishi trang bị trên các mẫu xe của mình. Hệ thống này được gọi là Super All-Wheel Control (S-AWC), sử dụng hệ thống kiểm soát chệch hướng chủ động (active yaw control) để truyền lực giữa các bánh sau khi cần thiết. Để giúp xác định cách truyền lực tới trục trước và trục sau, hệ thống này sử dụng thêm một bộ vi sai vi sai trung tâm. Cuối cùng, hệ thống kiểm soát độ ổn định có thể áp dụng phanh cho từng bánh xe khi cần thiết.

Dẫn động hybrid


Torque-vectoring (1).jpg

Nếu khách hàng vẫn quan tâm đến hệ dẫn động bốn bánh xe nhưng muốn tiết kiệm nhiên liệu tuyệt vời, thì có lẽ một chiếc xe hybrid là sự lựa chọn tốt nhất khi chúng có hệ thống vectơ mô-men xoắn tiên tiến nhất hiện nay. Trên một số xe, điển hình là Acura MDX Sport Hybrid SH-AWD có hệ thống truyền động hybrid với ba mô-tơ điện, hai bánh sau mỗi bánh được cung cấp năng lượng bởi một mô-tơ điện. Với thiết lập này, trong quá trình vào cua, chiếc xe không chỉ có thể gửi mô-men xoắn tức thời đến các bánh sau (thay vì phải sử dụng phần trăm tổng công suất) mà còn có thể sử dụng phanh tái sinh trên bánh đối diện để tạo lực cản và nạp lại năng lượng cho pin.

Ngày nay, công nghệ vectơ mô-men xoắn được trang bị trên hầu hết các loại xe, từ xe cỡ nhỏ đến crossover và xe thể thao. Mỗi nhà sản xuất ô tô có cách làm khác nhau một chút về cách tối đa hóa lực kéo, nhưng tất cả đều được thiết kế để luôn chuyển mô-men xoắn giữa các bánh xe xe nhằm giúp sử dụng hiệu quả sức mạnh của động cơ, đồng thời mang lại khả năng xử lý an toàn, ổn định, hiệu quả hơn.

Tổng hợp

VNB
Author: VNB

Bài trướcSiêu xe “hàng hiếm” Lamborghini Murcielago LP640-4 xuất hiện với lớp decal ấn tượng
Bài tiếp theoGMC ra mắt bản SUV của Hummer EV