Ngày thứ 5 của hành trình VietRally Tibet 2023, đoàn sẽ đi khoảng 350 km từ Lệ Giang đến Shangri-La và đi qua Songzanlin Lamasery, Jinsha Jiangda Guaiwan Guanjingtai đến Deqen và leo đèo nâng độ cao lên 3.700m.
Theo kế hoạch, đoàn sẽ tham quan các công trình cổ Lệ Giang, nhưng thời tiết mưa nên đoàn đã chuyển sang địa điểm khác – Cung điện Potala trên bản đồ Trung Quốc.
Bắt đầu vào vùng đất Tây Tạng – khu vực tự trị rất nhạy cảm nên bắt buộc đoàn phải có giấy phép đặc biệt để vào Tibet. Đoàn đã phải qua rất nhiều trạm kiểm soát của cảnh sát và quân đội Trung Quốc.
Potala nằm ở Lhasa, khu tự trị Tây Tạng, Trung Quốc. Đây từng là nơi ở của các đời Đạt-lai Lạt-ma cho đến khi Đạt-lai Lạt-ma thứ 14 lưu vong sang Dharamsala, Ấn Độ sau khi Quân Giải phóng Nhân dân xâm nhập Tây Tạng vào năm 1959.
Cung điện Potala cao nhất thế giới (117 mét), gồm 13 tầng, nơi đây là biểu tượng của thành phố Lhasa. Cung điện Potala được xây dựng vào thế kỷ thứ 7, đánh dấu cuộc hôn nhân gắn kết hai dân tộc Hán – Tạng giữa quốc vương Thổ phồn Songzanganbun và Văn Thành công chúa con gái của vua Đường Thái Tông.
Đoàn chụp lưu niệm tại cung điện Potala
Với diện tích khoảng 130.000 mét vuông với 1.500 gian phòng, chứa hơn 10.000 Phật điện, 20.000 tượng điêu khắc lăng mộ của 8 vị Lạt Ma cùng rất nhiều bức tranh quý. Toàn bộ kiến trúc lâu đài đều làm bằng đá và gỗ, tường của cung điện dày từ 1 mét trở lên, có chỗ dày đến 5 mét, được khảm bằng những hòn đá to.
Cung điện này bao phủ cả một pháo đài được xây dựng được gọi là Bạch cung và Hồng cung được xây dựng bởi Songtsän Gampo vào năm 637.
Trên những vách của lâu đài đều có các bích họa với những màu sắc rực rỡ, nghệ thuật phong phú nhiều chủng loại. Trong lâu đài được bày trí mấy ngàn tượng Phật to nhỏ – đúc bằng vàng, bạc, đồng…
Lâu đài đã bị phá hủy rất nhiều vào thời Trung Cổ và đến thế kỷ 17 mới được Đạt Lai Lạt Ma đời thứ 5 xây dựng lại.
Ngày nay cung điện Potala là bảo tàng lịch sử được UNESCO công nhận di sản thế giới từ năm 1994. Tên của cung điện được đặt theo ngọn núi Potalaka là nơi ở huyền thoại của Quán Thế Âm Bồ Tát. Công trình được khởi công xây dựng bởi Đức Đạt-lai Lạt-ma thứ 5 vào năm 1645.
Chia tay cung điện Potala, đoàn đến tham quan ngôi chùa linh thiêng nhất nước Tây Tạng – Đại Chiêu Tự, theo Phật giáo Mật Tông Tạng truyền nằm trong trung tâm phố cổ Lhasa, nằm trong danh sách di sản thế giới của UNESCO từ năm 2000. Đại Chiêu Tự tiếng Tây Tạng có nghĩa là "Giác Khương", chính là nơi thờ Phật Thích ca. Trong quá khứ Lhasa từng bị Mông Cổ chinh phạt nhưng chùa vẫn sừng sững trang nghiêm.
Chùa do vua Tùng Tán Cán Bố xây vào thế kỷ thứ 7 (năm 647) khi vương triều này hưng thịnh nhất. Hiện, ngôi chùa này là một trung tâm tôn giáo nổi tiếng của Tây Tạng và cũng là một thánh tích thiêng liêng đối với tất cả những Phật tử ở xứ này; thu hút vô số những người hành hương Tây Tạng và du khách nước ngoài mỗi năm.
Đoàn chụp lưu niệm tại Đại Chiêu Tự
Đoàn cũng dừng chân khám phá thung lũng “bất tử” Shangri-La, nằm trong cao nguyên cao hơn 3.300m so với mực nước biển, bao quanh những ngọn đồi xanh tươi tốt, hồ nước tuyệt đẹp, không khí trong lành. Đây là nơi sinh sống chủ yếu của một bộ phận không nhỏ những người Tây Tạng, tọa lạc của rất nhiều danh thắng, đền chùa, tu viện Phật giáo…
Shangri-La còn nổi tiếng với công viên quốc gia Pudacuo. Đây là khu vực rộng khoảng 1.300km2 và là công viên quốc gia đầu tiên ở Trung Quốc.
Đoàn chụp ảnh lưu niệm tại Jinsha Jiangda Guaiwan Guanjingtai
Sông Jinsha mang ý nghĩa ‘Sông Cát Vàng’ tên tiếng Trung của các đoạn trên của sông Dương Tử. Nó chảy qua các tỉnh Thanh Hải, Tứ Xuyên và Vân Nam ở phía tây Trung Quốc. Con sông chảy qua Hẻm núi Tiger Leaping. Đôi khi nó được nhóm lại với nhau với khu vực Lancang (thượng Mekong) và Nu (thượng Salween) là khu vực Sanjiang "Ba con sông", một phần trong số đó tạo nên Ba con sông song song của các khu bảo tồn Vân Nam.
Ba con sông lớn chảy sát nhau tại đây, cách có 30km là sông Kim Sa (Trường Giang), sông Lan Thương (Mekong) và sông Lộ Giang. Nhưng sau đó Lan Thương chảy về hướng Nam ra Biển Đông còn Kim Sa chảy về hướng Đông ra Thái Bình Dương còn Lộ Giang chảy về hướng Tây ra Ấn Độ Dương.
Dòng sông rất quan trọng trong việc tạo ra thủy điện, và một số nhà máy thủy điện lớn nhất thế giới nằm trên sông Jinsha.
Chia tay Shangri-La, đoàn khởi hành đi Đức Khâm bắt đầu hành trình vượt đèo núi đầy thử thách để vào vùng đất Tây Tạng. Đức Khâm là huyện cực Tây Bắc của Châu tự trị Tạng Địch Khánh, tỉnh Vân Nam. Giáp biên giới cực Bắc Myanmar và sát địa phận Khu tự trị Tây Tạng, có chiều ngang 68km nhưng dài tới 170km.
Trên đường đi, đoàn dừng châm tham quan và ngắm hoàng hôn trên Núi tuyết Mai Lý là điểm hành hương của cư dân địa phương và là điểm leo núi hấp dẫn – là ngọn núi cao nhất ở Vân Nam.
Ngọn núi này nằm ở huyên lỵ Đức Khâm trên biên giới với Tây Tạng, và gần biên giới với Myanmar thuộc Châu tự trị dân tộc Tạng Địch Khánh. Núi tuyết Mai Lý có hơn 20 đỉnh núi với tuyết bao phủ vĩnh cửu, bao gồm sáu đỉnh cao trên 6.000 m. Núi tuyết chịu ảnh hưởng bởi gió mùa, dẫn đến các kiện đặc biệt là tuyết không ổn định.
Trong đó đỉnh Kawagebo là một trong những ngọn núi thiêng nhất của Phật giáo Tây Tạng như là ngôi nhà của các vị thần của Phật giáo ở Tây Tạng trú ngụ. Nghỉ đêm tại Đức Khâm – Vùng đất được gọi là Vùng đất Như Ý Cát Tường.
Theo anh Thành – thành viên của đoàn VietRally Tibet 2023 chia sẻ, ngày thứ 5 với hành trình leo núi liên tục cơ thể đã dần quen với các triệu chứng về độ cao, thiếu oxy như mắt đỏ, đầu ngón tay bị tê, khó thở, chóng mặt nhức đầu… Các thành viên đều được nhắc nhở uống nhiều nước để tăng oxy trong máu.
Đặc biệt, khi lên cao nguyên ko được phép tắm và tối ngủ cũng phải mở cửa; khi đi vệ sinh cũng cần mở cửa để phòng hờ những trường hợp xấu nhất xảy ra.
>>> Còn tiếp Ngày 5