Trang chủ » Phân loại các hệ thống lái của xe hơi

Chia sẻ bài đăng này

Kinh Nghiệm Lái Xe

Phân loại các hệ thống lái của xe hơi

Các công nghệ, hệ thống trên xe hơi ngày càng phức tạp, hiện đại và đa dạng hơn. Hệ thống lái cũng không ngoại lệ, từ một hệ thống dùng để chuyển hướng chuyển động chiếc xe, hệ thống lái được nâng cấp để phù hợp hơn với nhu cầu vận hành. Chính vì thế, chúng có nhiều loại khác nhau, được phân biệt bởi cấu tạo, phương pháp chuyển hướng, trợ lực,…

Phân loại theo phương pháp chuyển hướng​

+ Đánh lái trục bánh trước: Đây là loại hệ thống lại phổ biến nhất trên xe hơi ở thời điểm hiện tại. Với hệ thống này, vô-lăng sẽ điều khiển trục bánh trước dẫn hướng chiếc xe.

+ Đánh lái trục bánh sau: Hệ thống lái này thường được sử dụng trên những chiếc xe có phạm vi di chuyển nội bộ như xe nâng, xe kéo trong các nhà xưởng, siêu thị,…


Phân loại các hệ thống lái của xe hơi

+ Đánh lái cả hai trục bánh: Loại hệ thống lái này trước đây chỉ được sử dụng trên những chiếc xe công trường to lớn nhưng dần dần đã trở nên phổ biến hơn ở xe thương mại. Với hệ thống này, bánh xe sau sẽ có thể đánh lái được một góc giới hạn, giúp cải thiện khả năng quay vòng, cải thiện độ ổn định ở tốc độ cao cũng như sự linh hoạt ở các không gian chật hẹp như trong đô thị.

Phân loại theo kiểu trợ lực​

+ Không trợ lực: Hệ thống lái cơ khí truyền thống, không sử dụng hệ thống trợ lực giờ đây gần như đã biến mất khỏi những chiếc xe thương mại. Hệ thống này vẫn còn được sử dụng trên một số các mẫu xe đua hoặc xe thể thao.

+ Trợ lực thủy lực: Đây là một trong hai kiểu trợ lực chính, đang được sử dụng rộng rãi trên các mẫu xe ô tô thương mại, xe tải, xe khách lớn. Kiểu trợ lực này đang dần bị thay thế bởi trợ lực điện.


he-thong-lai-tren-xe-oto-5-1024x640.jpg

+ Trợ lực điện: Hiện tại, đây là kiểu trợ lực phổ biến nhất khi chúng nhỏ, gọn, hiện đại, tối ưu tốt hơn loại trợ lực thủy lực. Trợ lực điện có thể thay đổi được độ nặng/nhẹ của tay lái, tạo cảm giác điều khiển khác nhau.

Phân loại theo cơ cấu dẫn động​

Theo các cấu trúc cơ khí của hệ thống lái, ta có thể phân chúng thành bốn loại khác nhau, gồm:

+ Trục vít – con lăn


he-thong-lai-tren-xe-oto-2.jpg

+ Trục vít – cung răng


he-thong-lai-tren-xe-oto-3.jpg

+ Trục vít – ECU – thanh răng – cung răng

+ Bánh răng – thanh răng


he-thong-lai-tren-xe-oto-1.jpg

Phân loại theo vị trí vô-lăng​


he-thong-lai-tren-xe-oto-6.jpg

Có hai kiểu bố trí vô-lăng cơ bản, thường thấy là bên trái và bên phải, tùy thuộc vào thị trường mà chiếc xe đó được bán. Đa phần các quốc gia đều có quy tắc giao thông bên phải, với vô-lăng được bố trí bên trái. Trong khi các quốc gia khác như Ấn Độ, Thái Lan, Anh Quốc, Singapore,… tuân theo quy tắc bên trái với vô-lăng bố trí bên phải. Ngoài ra, một số mẫu xe thể thao, siêu xe như BAC Mono, McLaren F1, McLaren Speedtail, GMA T.50 có vị trí vô-lăng đặt giữa.

Phân loại theo cách vận hành​

+ Vận hành trực tiếp: Ở hệ thống này, vô-lăng sẽ được kết nối trục tiếp với thước lái bên dưới và sẽ được hỗ trợ bởi các hệ thống trợ lực trên đường truyền.


he-thong-lai-tren-xe-oto-1.gif

+ Steer by wire: Hệ thống lái hiện đại này sẽ điều khiển thước lái thông qua bộ chấp hành, nhận tín hiệu từ cảm biến góc vô-lăng và cảm biến góc lái bên dưới. Với hệ thống lái này, cảm giác lái có thể được thay đổi tùy vào chế độ lái. Đồng thời, hệ thống này cũng thích hợp cho các công nghệ xe tự hành đang được phát triển.

Phân loại theo tỉ số truyền​

+ Tỉ số truyền cố định

+ Tỉ số truyền thích ứng: Hệ thống này mang đến khả năng điều chỉnh tỉ số truyền (thường được trang bị trên cơ cấu truyền steer by wire). Ở tốc độ thấp, hệ thống điều chỉnh để người lái không phải xoay vô-lăng nhiều, cải thiện thời gian ra vào nơi đỗ, ở khu vực giao thông chật hẹp. Ở tốc độ cao, hệ thống này giúp ổn định khả năng lái xe.

Chia sẻ bài đăng này

Đăng bình luận