Tổng hợp những điều cần biết về xe hơi | Kiến thức cơ bản từ A-Z

0
Trên thị trường hiện tại hiện có nhiều loại dầu nhớt với đặc tính khác nhau. Ngày nay, nhớt máy thường được thêm phụ gia để tăng hiệu quả làm việc. Bên cạnh đó, chúng cũng được nghiên cứu phát triển chuyên biệt cho từng loại động cơ. Chính vì thế, nhớt cần được lựa chọn phù hợp để động cơ có thể hoạt động tốt và bền bỉ nhất có thể.


ký-hiệu-phân-loại-nhớt (3).jpg

Có nhiều cách để phân loại dầu nhớt như phân loại theo theo cấp độ nhớt (SAE), theo tính năng của dầu nhớt (API) hay theo công dụng mà nhà sản xuất công bố như: dầu đơn cấp, dầu đa cấp, dầu tổng hợp. Vậy, những ký hiệu và công dụng trên có ý nghĩa gì?

Cấp độ nhớt – SAE

Khi mua nhớt, nhìn vào thân chai, bạn sẽ dễ dàng thấy được các ký hiệu như SAE 20W-50, SAE 10W-30, SAE0W-40… Phân tích dòng kỳ hiệu này, ta có SAE là chỉ đây là thông số về cấp độ nhớt của chai nhớt. Tiếp theo, số đứng trước “W” chỉ khoảng nhiệt mà loại nhớt đó có thể giúp động cơ khởi động, nhưng là tính ở nhiệt độ âm. Với đặc trưng khí hậu nhiệt đới cận xích đạo thì khách hàng tại nước ta không cần quan tâm tới thông số này. Ký tự sau “W” là chỉ độ đặc của nhớt, số càng lớn thì nhớt càng đặc và ngược lại.


ký-hiệu-phân-loại-nhớt (1).jpg

Như vậy, nếu bạn thường xuyên đi đường dài thì nên chọn loại đặc vì khi vận hành đường dài, máy sẽ nóng, dầu đặc lúc này loãng ra. Trường hợp xe chỉ thường xuyên sử dụng trong thành phố thì nên chọn loại nhớt loãng để xe dễ khởi động lại khi phải dừng, tắt máy nhiều lần.

Cấp tính năng – API


ký-hiệu-phân-loại-nhớt (4).jpg

Cấp tính năng API bao gồm 2 chữ cái, bắt đầu với S – viết tắt của Service (động cơ xăng), C – viết tắt của Commercial (động cơ diesel). Chữ cái thứ 2 cho thấy tiêu chuẩn chất lượng của dầu nhớt, bắt đầu từ A. Chữ cái thứ 2 nếu càng xa A trên bảng chữ cái, dầu nhớt chất lượng càng tốt (SL tốt hơn SA). Các cấp chất lượng của API cho động cơ chạy xăng là SA, SB, SC, SE, SF, SG… đến cấp mới nhất hiện nay là API SN. API cho động cơ Diesel ký hiệu là CA, CB, CC, CD… Một số loại dầu nhớt đáp ứng tiêu chuẩn cho cả động cơ xăng và động cơ diesel và có chỉ số đôi, ví dụ SL/CF.


ký-hiệu-phân-loại-nhớt (5).jpg

Các loại nhớt

Nhớt tổng hợp: Đây là loại có độ tinh khiết cao, mang lại khả năng bảo vệ tốt hơn và giúp động cơ có thể đạt hiệu suất tối đa. Tuy nhiên, giá bán của loại nhớt này cao hơn mặt bằng chung.

Nhớt khoáng: Đây là loại nhớt được chiết xuất trực tiếp từ dầu mỏ qua quá trình chưng cất và lọc sạch cặn bẩn. Loại nhớt này thương được dùng để pha chế ra các loại nhớt bán tổng hợp và tổng hợp.

Nhớt bán tổng hợp: Đây là loại nhớt qua giữa nhớt khoáng và tổng hợp, ưu điểm là giá thành rẻ hơn nhớt tổng hợp nhưng hiệu năng lại không kém là bao khi được bổ sung bằng một số chất phụ gia.


ký-hiệu-phân-loại-nhớt (2).jpg

Thay nhớt định kỳ như thế nào là đúng?

Thời gian sử dụng của nhớt máy tùy thuộc vào chất lượng của nó cũng như điều kiện vận hành của xe trong khoảng thời gian đó. Dựa vào các yếu tố trên, nhớt sẽ giảm hiệu suất sau một thời gian nhất định và cần được thay thế. Thời gian thay nhớt định kỳ thường được khuyến cáo dựa theo thời gian hoặc theo số km vận hành cụ thể. Tuy nhiên, trong điều kiện vận hành khắc nghiệt hoặc môi trường bất lợi, nhớt cần được thay sớm.

Khi sử dụng xe hơi, sau hai đến ba lần thay nhớt động cơ thì chúng ta nên thay lọc nhớt. Lí do là trong quá trình động cơ hoạt động có tạo ra cặn bã bám vào lọc nhớt, sau một thời gian lọc nhớt sẽ không thể hoạt động tốt được nữa, dễ dẫn đến tình trạng nhớt không được lọc, nhớt không lưu thông gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến động cơ của xe.

VNB
Author: VNB

1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
31
32
33
34
35
36
37
38
39
40
41
Bài trướcHusqvarna – Hãng mô tô Thụy Điển “chào sân” Việt vào tháng 8/2021
Bài tiếp theoĐiểm mặt 8 màu sơn “đắt đỏ độc đáo” trên những mẫu xe hơi