Tổng hợp những điều cần biết về xe hơi | Kiến thức cơ bản từ A-Z

0
Kiểm soát bướm ga điện tử

Khi bạn đạp ga, bướm ga sẽ mở ra để hút được nhiều khí hơn vào động cơ, từ đó tăng tốc độ động cơ, làm xe tăng tốc. Ngược lại, khi nhả chân ga, bướm ga sẽ đóng lại và làm chậm động cơ. Đó là bướm ga cổ điển sử dụng dây kéo hoặc các cơ cấu truyền thống để vận hành. Trên những chiếc xe hiện đại, bướm ga điều khiển điện tử bởi ECU thường được trang bị. Hệ thống này giúp điều khiển bướm ga tối ưu hơn, đồng thời giảm khối lượng toàn hệ thống. Chưa hết, việc trang bị bướm ga điện tử cũng giúp xe có thể được trang bị kèm các tính năng hỗ trợ người lái như kiểm soát hành trình, ngắt ga tự động, tự hành…


kiểm-soát-bướm-ga-điện-tử (3).jpg

Ở bướm ga điện tử, khi nhấn ga, cảm biến vị trí chân ga sẽ đo khoảng cách bàn đạp di chuyển và gửi tín hiệu này đến ECU động cơ dưới dạng điện năng. Tại ECU, thông tin được xử lý và điều chỉnh vị trí của bướm ga theo tín hiệu lớn nhỏ của dòng điện. Tại bướm ga, cảm biến vị trí bướm ga sẽ nhận tín hiệu và phản hồi lại với ECU để cho biết bướm ga đang ở đúng vị trí được chỉ định.

Hệ thống bướm ga điện tử thường được trang bị kèm với hệ thống phân phối nhiên liệu điện tử. Điều này cho phép động cơ có được lượng xăng và gió thích hợp, mang đến khả năng tiết kiệm nhiên liệu và sự mượt mà cho động cơ.


kiểm-soát-bướm-ga-điện-tử (1).jpg

Việc sử dụng hệ thống bướm ga điện tử sẽ giúp giảm thiểu các chi tiết cơ khí để vận hành bướm ga, từ đó sẽ giảm khả năng hao mòn và yêu cầu bảo trì sau một thời gian sử dụng của chúng. Ngoài ra, nếu hệ thống điện tử trên xe giao tiếp đúng cách, máy tính có thể kiểm soát tất cả các hoạt động của động cơ. Quan trọng nhất, vì sự an toàn của người lái xe, với các bộ truyền động và cảm biến tại chỗ, động cơ sẽ nhận được thông tin chính xác từ việc mở bướm ga.


kiểm-soát-bướm-ga-điện-tử (2).jpg

Vị trí cảm biến lưu lượng khí nạp trên cổ góp nạp

Tuy vậy, hệ thống này vẫn có thể gặp sự cố khi sử dụng trong thời gian lâu dài. Bụi bẩn, sự xuống cấp của đường ống và tiếp điểm của cổng kết nối là một trong những vấn đề thường gặp nhất của hệ thống này. Khi gặp hiện tượng này, bạn nên kiểm tra tiếp điểm của bướm ga, cảm biến vị trí bướm ga, cảm biến lưu lượng gió hoặc cổ góp nạp để vệ sinh. Ngoài ra, rò rỉ chân không gây ra sự cố cho hệ thống cảm biến vị trí và lưu lượng khí. Khi có sự cố, luồng không khí cũng sẽ bị gián đoạn. Dấu hiệu của rò rỉ chân không có thể là động cơ không tải cao, nguyên nhân là do quá nhiều không khí. Trong trường hợp này, hệ thống bên trong xe của bạn sẽ sáng đèn Kiểm tra động cơ.


kiểm-soát-bướm-ga-điện-tử (1).jpeg

Cảm biến vị trí bướm ga
VNB
Author: VNB

1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
31
32
33
34
35
36
37
38
39
40
41
Bài trướcHusqvarna – Hãng mô tô Thụy Điển “chào sân” Việt vào tháng 8/2021
Bài tiếp theoĐiểm mặt 8 màu sơn “đắt đỏ độc đáo” trên những mẫu xe hơi