Tổng hợp những điều cần biết về xe hơi | Kiến thức cơ bản từ A-Z

0
Đèn “check engine” có ý nghĩa gì?


đèn-check-engine (1).jpg

Đèn “check engine” hay đèn động cơ hoặc có thể gọi dân dã hơn là đèn cá vàng là đèn có nhiệm vụ báo lỗi của một hệ thống bên trong khoang động cơ. Đèn này còn có công dụng báo rằng xe vẫn còn có thể hoạt động trước khi đề máy. Vị trí đặt đèn này thường ở nơi dễ thấy, cụ thể là nằm trong bảng đồng hồ thông tin, nó có màu cam và hình mô phỏng động cơ tối giản.

Khi bắt đầu khởi động xe, đèn này sẽ sáng liên tục cho tới khi động cơ hoạt động. Lúc này, việc nó sáng có ý nghĩa rằng mọi thứ vẫn có thể hoạt động được và sẵn sàng để khởi động động cơ. Ngược lại, nếu khi khởi động mà đèn này không sáng, điều này có nghĩa là các hệ thống đã hư hỏng và cần được sửa chữa, không thể khởi động.


đèn-check-engine-1.jpg

Đèn "check engine" sáng khi xe chưa đề máy

Sau khi động cơ đã hoạt động, đèn báo động cơ sẽ hoạt động với vai trò cảnh báo hư hỏng mà các hệ thống không thể tự khắc phục. Có hai kiểu đèn sáng ở trường hợp này là nhấp nháy và sáng ổn định.

Khi đèn động cơ nhấp nháy, đó là nó đang báo hiệu rằng động cơ đang hoặc hệ dẫn động đang gặp sự cố nặng và cần được sửa chữa ngay lập tức để tránh hỏng hóc thêm các chi tiết khác. Một số các nguyên nhân khiến điều này xảy ra có thể là hiện tượng mất lửa, bỏ máy, kim phun có vấn đề… Nếu việc này tiếp tục duy trì nó có thể gây ra hư hỏng thêm các bộ phận của xe.


đèn-check-engine (3).jpg

Ở trường hợp đèn động cơ sáng liên tục, điều này có nghĩa một số chi tiết không hoạt động hoặc hoạt động không đúng nhưng xe vẫn có thể sử dụng tiếp mà không gây hỏng hóc thêm cho các bộ phận khác. Đôi lúc, đèn sáng liên tục cũng có thể là do xe bạn cần phải thực hiện bảo dưỡng định kỳ.

Để xác định chính xác lỗi do đèn báo, ta cần sử dụng hệ thống chuẩn đoán lỗi (OBD-II) trên xe và máy quét. Cổng OBD-II thường được nhà sản xuất đặt bên trong khoang lái, bên dưới cụm vô-lăng. Sau đó, cắm máy chuẩn đoán vào cổng này và máy sẽ cho bạn biết chiếc xe của bạn đang gặp phải lỗi gì. Sau khi sửa lỗi, bạn cần phải cắm lại máy chuẩn đoán vào và xóa lỗi đó trên hệ thống, nếu không, đèn sẽ vẫn tiếp tục sáng.


đèn-check-engine (2).jpg

Cổng OBD-II trên xe

Ở một số dòng xe hiện đại hiện nay, đèn động cơ sáng hoặc nhấp nháy thường đi kèm sẵn với chi tiết lỗi được báo lên màn hình giúp người dùng dễ dàng biết được lỗi mà chiếc xe mình đang gặp phải. Tuy nhiên, một số lỗi vẫn cần phải được “bắt bệnh” để điều trị một cách hiệu quả.

VNB
Author: VNB

1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
31
32
33
34
35
36
37
38
39
40
41
Bài trướcHusqvarna – Hãng mô tô Thụy Điển “chào sân” Việt vào tháng 8/2021
Bài tiếp theoĐiểm mặt 8 màu sơn “đắt đỏ độc đáo” trên những mẫu xe hơi