Tổng hợp những điều cần biết về xe hơi | Kiến thức cơ bản từ A-Z

0
Đai động cơ và những điều cần biết


Đai-động-cơ-và-những-điều-cần-biết (3).jpg

Dây đai động cơ (hay còn gọi là dây cua-roa) là chi tiết được dùng để vận hành bơm nước, bơm trợ lực, máy nén của hệ thống điều hòa, máy phát điện…, lấy nguồn từ trục khuỷu động cơ. Tùy vào loại xe, đai động cơ có thể sử dụng một hoặc nhiều cái để đẫn dộng các hệ thống khác. Dây đai loại này thường được làm bằng cao su và được gia cường bằng loại vật liệu khác giúp tăng độ bền và giảm tối đa sự mài mòn trong quá trình sử dụng.

Dây cua-roa được đặt tại đầu máy, nằm bên ngoài nắp vệ bộ đai dẫn động trục cam. Thông thường, dây cua-roa sẽ có chiều dài lớn hơn chiều dài cần thiết để đẫn dộng toàn bộ các thiết bị dễ dàng tháo, lắp thay thế khi hỏng hóc xảy ra. Nó được trang bị kèm bộ căng đai để tạo nên độ căng, giúp kéo các pu-ly của hệ thống khác hiệu quả hơn.


Đai-động-cơ-và-những-điều-cần-biết (2).jpg

Giống những bộ phận khác trên xe, dây đai động cơ cũng sẽ bị cũ, hư hỏng theo thời gian sử dụng. Nếu dây đai gặp vấn đề, các hệ thống nó vận hành sẽ không thể hoạt động được. Nếu dây đai bị nứt, bị sờn hoặc bị mòn nghiêm trọng, nó có thể bị trượt trên puli và các bộ phận nó dẫn động sẽ không nhận đủ lực, điều này sẽ được nhận biết qua đèn cảnh báo. Ví dụ, ắc-quy sẽ không được sạc do máy phát không hoạt động, điều hòa sẽ không thổi không khí lạnh và trợ lực tay lái sẽ không hoạt động. Ngoài ra, nếu dây đai kéo bơm nước bị đứt thì động cơ có thể bị quá nhiệt.


Đai-động-cơ-và-những-điều-cần-biết (4).jpg

Khi sử dụng xe lâu ngày, hai bên của dây đai sẽ bị mòn và các lớp cao su sẽ bị bong tróc. Bề mặt bị mòn làm kích thước giữa các bề mặt tiếp xúc nhỏ đi, gây giảm hiệu quả truyền lực. Đồng thời nhiệt năng sinh ra do ma sát trong quá trình hoạt động sẽ làm chai cứng dần bề mặt dây đai, thậm chí có khả năng làm nứt dây dẫn đến bị đứt dây. Thông thường, có thể kiểm tra tình trạng của dây đai bằng mắt thường. Các dây đai sau một thời gian hoạt động, khi bẻ ngược phần răng phía trong thường thấy có các khe nứt nhỏ. Trong trường hợp này có thể chưa cần thiết thay thế bởi chưa ảnh hưởng lớn đến hiệu quả làm việc.


Đai-động-cơ-và-những-điều-cần-biết (1).jpg

Nhưng nếu bề mặt tiếp xúc cả hai mặt dây đai có dấu hiệu nứt, đã đến lúc cần thay thế để đảm bảo hiệu quả truyền động và an toàn cho người lái xe. Cũng cần thay mới dù chỉ có phần lưng dây đai bị nứt, vì khả năng chịu lực tải hay lực kéo giảm hẳn và có thể bị đứt gây nguy hiểm cho người điều khiển và dễ dẫn đến tai nạn trong tình huống bất ngờ.

Đối với những chiếc xe đã được sử dụng vài năm, bạn nên kiểm tra thường xuyên để phát hiện dấu hiệu của sự mài mòn và thay thế nếu cần. Hầu hết các nhà sản xuất ô tô đều yêu cầu kiểm tra dây đai định kỳ, nhưng chỉ cần thay mới vào một vài khoảng thời gian cụ thể.


Đai-động-cơ-và-những-điều-cần-biết (5).jpg
VNB
Author: VNB

1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
31
32
33
34
35
36
37
38
39
40
41
Bài trướcHusqvarna – Hãng mô tô Thụy Điển “chào sân” Việt vào tháng 8/2021
Bài tiếp theoĐiểm mặt 8 màu sơn “đắt đỏ độc đáo” trên những mẫu xe hơi