Tổng hợp những điều cần biết về xe hơi | Kiến thức cơ bản từ A-Z

0
Cầu chì trên xe


cầu-chì-ô-tô (2).jpg

Cầu chì được sử dụng để bảo vệ hệ thống điện ở khắp mọi nơi, tránh tình trạng chạm mạch cũng như dòng quá cao khiến các thiết bị hư hỏng. Trên ô tô cũng vậy, nhiệm vụ của cầu chì là bảo vệ từ hệ thống riêng biệt để giảm thiểu khả năng hư hại do dòng điện tạo ra. Khi xảy ra hiện tượng chạm mạch hoặc quá tải một cách đột ngột, dây nối chì bên trong sẽ cháy và lập tức ngắt mạch.

Tuy nhỏ nhưng nhiệm vụ của cầu chì trên xe thực sự rất lớn, ảnh hưởng đến tất cả các hệ thống điện khi có sự cố xảy ra. Khác với những loại cầu chì thường thấy bên ngoài, cầu chì trên xe rất nhỏ để giúp tiết kiệm diện tích. Chúng thường đặt chung tại một vị trí được gọi là hộp cầu chì. Mỗi chiếc xe sẽ có ít nhất hai hộp cầu chì, một để giữ an toàn cho các hệ thống điện bên trong khoang động cơ, một giữ an toàn cho các hệ thống trong khoang lái.


cầu-chì-ô-tô (3).jpg

Cầu chì trên xe có nhiều màu sắc, hình dạng và kích cỡ khác nhau. Chúng có thể chịu được điện thế từ 32V đến 80V (xe dùng động cơ đốt trong, hybrid, xe điện thường có điện áp cao hơn) cùng với định mức ampe từ 0,5A đến 500A. Chúng được sử dụng rộng rãi trên ô tô, xe tải, xe buýt và xe địa hình. Cầu chì ô tô có định mức điện áp thấp hơn so với cầu chì được sử dụng trong các hệ thống điện khác.

Cấu hình thấp Mini, Micro-2 và ATO là các loại cầu chì chính được sử dụng trong ô tô hiện đại. Phổ biến nhất trong số này là cầu chì Mini. Cầu chì ô tô được mã hóa màu chính xác theo định mức điện áp, từ mức thấp 12V đến mức cao là 42V. Ngoài ra, vị trí của chúng trong xe phụ thuộc vào kiểu dáng và sản phẩm của nó. Ngoài ra, để dễ dàng nhận diện, phía trên mỗi cầu chì thường có đánh số cường độ dòng điện để dễ dàng lựa chọn.


cầu-chì-ô-tô (4).jpg

Để kiểm tra cầu chì còn hoạt động tốt hay không, bạn sử dụng đồng hồ VOM kiểm tra giữa hai cực phía trên cầu chì, nếu thông mạch tức cầu chì chưa đứt. Đó là cách kiểm tra mà không cần tháo cầu chì ra, nếu tháo ra được, chỉ cầu quan sát phần lõi chì bên trong.

Trong hộp cầu chì, mỗi cầu chì được đánh kí hiệu để nhận diện được nó là của hệ thống nào, cùng với đó là vị trí của chúng trong hộp. Ví dụ như cầu chỉ đánh “ENGINE” tức nó là cầu chì của động cơ, đánh “WIPER” là cầu chì của hệ thống gạt nước, “HORN” là còi, “FAN” là quạt…


cầu-chì-ô-tô (1).jpg

Cầu chì xe hơi được bán với giá rất rẻ trên thị trường, chỉ khoảng vài trăm đến vài nghìn đồng cho một cái. Vì thế, nếu bị hư hay có tiếp xúc không tốt, chúng nên được thay mới và không nên nối trực tiếp đường điện mà không qua cầu chì.

VNB
Author: VNB

1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
31
32
33
34
35
36
37
38
39
40
41
Bài trướcHusqvarna – Hãng mô tô Thụy Điển “chào sân” Việt vào tháng 8/2021
Bài tiếp theoĐiểm mặt 8 màu sơn “đắt đỏ độc đáo” trên những mẫu xe hơi