Chia sẻ bài đăng này

Bảo Dưỡng & Kỹ Thuật Ô Tô

Tổng hợp những điều cần biết về xe hơi | Kiến thức cơ bản từ A-Z

Cảm biến tốc độ (VSS)


cảm-biến-tốc-độ (3).png

Cảm biến tốc độ xe có nhiệm vụ nhận biết tốc độ thực tế mà xe đang chạy. Nó phát ra một tín hiệu xung gửi lên đồng hồ taplo để báo cho người tài xế nhận biết được tốc độ thực tế xe đang chạy, cùng với đó, nó cũng có chức năng đo quãng đường của xe đã đi và hiển thị trên đồng hồ trip, odo.

Đó là hai nhiệm vụ chính của cảm biến tốc độ xe. Ngoài ra, kết hợp cùng ECU cùng các hệ thống khác, tín hiệu của cảm biến tốc độ còn được sử dụng để điều khiển hệ thống ISC, và điều khiển tỷ lệ hỗn hợp không khí – nhiên liệu trong quá trình giảm tốc và tăng tốc. Ở xe sử dụng hộp số tự động, chi tiết này còn có công dụng báo tín hiệu về hộp số để xác định thời điểm lên và xuống số. Ở những mẫu xe hiện đại hơn, cảm biến tốc độ còn được sử dụng để điều khiển trợ lực lái, khóa cửa tự động hay thậm chí là nâng hạ gầm tự động.


cảm-biến-tốc-độ (2).png

Từ lúc bắt đầu được trang bị cho, đến nay, cảm biến tốc độ đã phát triển qua bốn thế hệ. Đầu tiên là cảm biến công tắc lưỡi gà đời cũ, sử dụng dây cáp truyền động từ hộp số lên đồng hồ taplo, cảm biến được lắp trong bảng đồng hồ loại kim. ó bao gồm một nam châm quay bằng cáp đồng hồ tốc độ, chuyển động quay làm cho công tắc đóng và mở. Công tắc lưỡi gà đóng 4 lần khi cáp quay một vòng.


cảm-biến-tốc-độ (1).png

Thế hệ thứ hai là cảm biến quang học, được lắp trong bảng đồng hồ. Nó bao gồm một cảm biến quang học làm từ một đèn LED, chiếu vào một transistor quang học. Một bánh xe có xẻ rãnh đặt giữa đèn LED và transitor quang học được dẫn động bằng cáp đồng hồ tốc độ. Các rãnh trên bánh xe sẽ tạo ra xung ánh sáng khi bánh xe quay, ánh sáng do đèn LED chiếu ra được chia thành 20 xung trong mỗi vòng quay của cáp. 20 xung này chuyển thành 4 xung nhờ bộ đếm số, sau đó gửi đến ECU.


cảm-biến-tốc-độ (5).png

Thế hệ thứ ba là cảm biến loại điện từ, được gắn tại hộp số và nhận biết tốc độ quay của trục thứ cấp hộp số. Loại này bao gồm một nam châm vĩnh cửu, một cuộn dây và một lõi. Khi trục thứ cấp của hộp số quay, khoảng cách giữa lõi của cuộn dây và roto tăng hay giảm bởi các răng. Số lượng đường sức từ đi qua lõi tăng hay giảm tương ứng, tạo ra một điện áp xoay chiều AC trong cuộn dây. Do tần số của điện áp xoay chiều này tỷ lệ với tốc độ quay của roto, nó có thể được dùng để nhận biết tốc độ xe.


cảm-biến-tốc-độ (4).png

Cuối cùng là cảm biến tốc độ loại MRD sử dụng đường sức từ. Khi đường sức từ thay đổi theo chuyển động của nam châm, điện áp của MRE sẽ xoay chiều. Bộ so sánh trong cảm biến tốc độ xe sẽ chuyển hóa sóng xoay chiều thành tín hiệu số, tín hiệu này sau đó được biến đổi bằng transistor trước khi đưa đến bảng đồng hồ.


cảm-biến-tốc-độ (1).jpg

Trên những mẫu xe đời cũ sử dụng cảm biến tốc độ thế hệ đầu tiên hoặc thứ hai, cảm biến sẽ được đặt tại đồng hồ odo của xe. Ở những mẫu xe hiện đại, cảm biến tốc độ được đặt tại trục thứ cấp của hộp số, một số tích hợp với cảm biến tốc độ đầu ra hộp số. Các dòng xe đời mới hiện nay sử dụng tín hiệu từ 4 cảm biến tốc độ bánh xe gửi về ECU ABS và hộp ECU ABS sẽ tính toán đưa ra tín hiệu tốc độ xe và gửi lên đồng hồ táp lô cũng như tới các ECU khác thông qua mạng giao tiếp CAN.

Chia sẻ bài đăng này

Đăng bình luận